195/SYT-NVY
V/v tăng cường kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trong bệnh viện
Lượt xem:1373 | lượt tải:155
198/BCĐ
V/v tăng cường phòng, chống dịch do nCoV gây ra.
Lượt xem:1013 | lượt tải:125
171/SYT-NVY
V/v công bố danh sách và địa chỉ, số điện thoại các cơ sở khám chữa bệnh có khả năng thu dung và điều trị Viêm phổi do Corona virus
Lượt xem:989 | lượt tải:136
169/SYT-NVY
V/v công bố đường dây nóng tư vấn, hướng dẫn khám chữa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona
Lượt xem:950 | lượt tải:117
39/QĐ-BVTH
Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona
Lượt xem:1281 | lượt tải:129
Bệnh uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh, là một bệnh cấp tính nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Vi khuẩn này có khả năng sinh nha bào và tiết ra ngoại độc tố làm tổn thương hệ thần kinh dẫn đến co cứng cơ và có thể gây tử vong nếu cơ hô hấp ngừng hoạt động.
Vi khuẩn uốn ván có thể tồn tại bình thường trong ruột của động vật, đặc biệt là các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa… và kể cả ở người. Nha bào uốn ván thường được bắt gặp ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên như đất, cát, phân người, phân gia súc… và có khả năng xâm nhập qua hầu hết các loại vết thương.
Bệnh uốn ván được lây truyền qua da và những tổn thương khác ở niêm mạc như vết kim tiêm, vết rách da, gai đâm, trầy xước, bỏng, phẫu thuật, cắt dây rốn… Vi khuẩn uốn ván có trong đất, cát, phân người, động vật hay các vật dụng bị gỉ sét như đinh sẽ xâm nhập vết thương, phát triển thành ổ nhiễm trùng và sinh ra ngoại độc tố gây tổn hại hệ thần kinh.
Các triệu chứng của bệnh uốn ván
Thời kỳ ủ bệnh: Thường kéo dài từ 3 – 21 ngày nhưng cũng có thể 1 ngày hay thậm chí vài tháng, phụ thuộc vào vị trí, mức độ nhiễm khuẩn và đặc điểm của vết thương. Nhìn chung, nếu vết thương bị nhiễm bẩn càng nặng thì thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn và tiên lượng bệnh càng xấu.
Các thể bệnh uốn ván:
Uốn ván toàn thân: Đây là thể uốn ván thường gặp nhất. Các dấu hiệu sớm bao gồm triệu chứng khó mở miệng (cứng hàm), nuốt khó, cứng và đau ở vùng cổ, vùng vai và sau lưng. Tiếp theo là tình trạng co cứng cơ bụng, cơ ngực, cơ hoành và các cơ ở chi, cuối cùng sẽ xuất hiện các cơn co cứng kịch phát toàn thân. Cơn co cứng toàn thân được kích thích bởi ánh sáng, tiếng động và tần suất ngày càng tăng dần. Các cơn co cứng kịch phát làm bệnh nhân uốn cong người, rách hay đứt cơ, co thắt cơ hô hấp gây ngạt và dẫn đến tử vong đột ngột.
Uốn ván cục bộ: Ít gặp hơn và là thể nhẹ, có tiên lượng tốt hơn. Triệu chứng co cứng chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương.
Uốn ván ở trẻ sơ sinh: hay còn gọi là uốn ván rốn, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh, nguyên nhân do sử dụng các vật dụng không vệ sinh khi cắt cuống rốn cho trẻ. Trẻ sẽ có dấu hiệu bỏ bú, co cứng cơ và dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho trẻ
Tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin ngừa uốn ván là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Trẻ cần được tiêm tổng cộng 5 mũi vào các thời điểm sau:
Trẻ cần tiêm 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 (vắc-xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm não do vi khuẩn Hib) khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.
Khi trẻ 18 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DPT).
Sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại một liều.
Trẻ em vốn hiếu động, nghịch ngợm và việc gặp phải những vết thương ngoài da là điều không thể tránh khỏi. Do đó, các mẹ đừng quên cho trẻ tiêm vắc-xin uốn ván đủ và đúng thời điểm để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.
Bà bầu không tiêm phòng uốn ván dễ gặp nguy cơ gì? Đối với các mẹ bầu, bệnh uốn ván gây ra do nhiễm vi khuẩn uốn ván trong lúc sinh nở, vi khuẩn vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ nhỏ, vi trùng sẽ xâm nhập nơi cắt và buộc dây rốn dẫn đến nhiễm trùng rốn sơ sinh. Nhiều bà bầu ngần ngại tiêm ngừa uốn ván vì lo ngại vắc-xin này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, tuy nhiên, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm vì vắc-xin uốn ván được chứng minh vô hại với thai nhi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cả mẹ và bé trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Hiện nay, phần lớn phụ nữ mang thai chưa từng được tiêm vắc-xin uốn ván, do đó không có miễn dịch với bệnh. Vì vậy, tiêm phòng uốn ván là bước cực kỳ quan trọng để bảo vệ cả mẹ và bé. Trước khi tiêm vắc-xin phòng uốn ván, phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về thời điểm tiêm tốt nhất. |