Tin tức

Aspirin dự phòng được tiền sản giật ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao

Do vậy, ngày 28 tháng 10 năm 2010, một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện [1]. Trên cơ sở kết quả các xét nghiệm và thăm dò chức năng (dòng máu qua các động mạch tử cung, huyết áp, và nồng độ protein máu được sản xuất bởi nhau thai), các nhà khoa học có thể xác định được phụ nữ mang thai có nguy cơ gia tăng tiền sản giật hay không. Mục đích của thử nghiệm là xác định xem phụ nữ mang thai sử dụng aspirin liều thấp có làm giảm được nguy cơ tiền sản giật hay không.

Trong suốt 7 năm nghiên cứu, cách đây hai hôm, ngày 17 tháng 8 năm 2017, kết quả nghiên cứu đã chính thức được công bố trên Tạp chí NEJM. Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định và cung cấp thêm cho các bác sĩ một biện pháp dự phòng tiền sản giật hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nội dung tóm tắt về kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí NEJM được tóm tắt dưới đây:

 
 

Tiền sản giật non tháng (preterm preeclampsia) là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng và tử vong mẹ và tử vong chu sinh. Không chắc liệu việc dùng aspirin liều thấp trong khi mang thai có làm giảm được nguy cơ tiền sản giật non tháng hay không.

Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đối chứng, mù đôi và đa trung tâm đã tiến hành trên 1776 phụ nữ mang thai đơn có nguy cơ cao tiền sản giật non tháng được sử dụng aspirin với liều lượng 150 mg/ngày hoặc được sử dụng giả dược từ tuần thứ 11 tới 14 của thai kỳ cho tới tuần thứ 36 của thai kỳ. Kết quả chính (primary outcome) là sinh con đi kèm với tiền sản giật trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Phân tích được thực hiện theo nguyên tắc định hướng để điều trị (intention-to-treat principle).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng cộng có 152 phụ nữ rút khỏi thử nghiệm và 4 phụ nữ không theo dõi được, chỉ còn lại 798 phụ nữ mang thai ở nhóm sử dụng aspirin và 822 phụ nữ mang thai ở nhóm dùng giả dược. Tiền sản giật non tháng xảy ra ở 13 phụ nữ mang thai (1,6%) ở nhóm sử dụng aspirin so với 35 phụ nữ mang thai (4,3%) ở nhóm sử dụng giả dược (odds ratio in the aspirin group, 0.38; 95% confidence interval, 0.20 to 0.74; P=0.004). Kết quả này về cơ bản không bị thay đổi trong một phân tích độ nhạy đã tính đến những phụ nữ mang thai tham gia thử nghiệm rút khỏi nghiên cứu hoặc không theo dõi được. Sự tuân thủ quy trình nghiên cứu rất tốt thông qua kết quả được báo cáo là có tới trên 85% số lượng viên thuốc cần thiết được sử dụng ở 79,9% phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm nghiên cứu về tỷ lệ các kết quả bất lợi cho trẻ sơ sinh hoặc các tác dụng không mong muốn khác.

Như vậy, điều trị bằng aspirin liều thấp ở phụ nữ mang thai có nguy cơ tiền sản giật non tháng đã dẫn đến tỷ lệ tiền sản giật non tháng thấp hơn so với điều trị bằng giả dược.

[1] http://www.isrctn.com/ISRCTN13633058
[2] http://www.nejm.org/doi/pdf/10.1056/NEJMoa1704559

Aspirin dự phòng được tiền sản giật ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao

Thứ hai – 28/08/2017 21:26
  •  
  •  
  •  
Aspirin dự phòng được tiền sản giật ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao
Do vậy, ngày 28 tháng 10 năm 2010, một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện [1]. Trên cơ sở kết quả các xét nghiệm và thăm dò chức năng (dòng máu qua các động mạch tử cung, huyết áp, và nồng độ protein máu được sản xuất bởi nhau thai), các nhà khoa học có thể xác định được phụ nữ mang thai có nguy cơ gia tăng tiền sản giật hay không. Mục đích của thử nghiệm là xác định xem phụ nữ mang thai sử dụng aspirin liều thấp có làm giảm được nguy cơ tiền sản giật hay không.

Trong suốt 7 năm nghiên cứu, cách đây hai hôm, ngày 17 tháng 8 năm 2017, kết quả nghiên cứu đã chính thức được công bố trên Tạp chí NEJM. Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định và cung cấp thêm cho các bác sĩ một biện pháp dự phòng tiền sản giật hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nội dung tóm tắt về kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí NEJM được tóm tắt dưới đây:

 
 

Tiền sản giật non tháng (preterm preeclampsia) là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng và tử vong mẹ và tử vong chu sinh. Không chắc liệu việc dùng aspirin liều thấp trong khi mang thai có làm giảm được nguy cơ tiền sản giật non tháng hay không.

Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đối chứng, mù đôi và đa trung tâm đã tiến hành trên 1776 phụ nữ mang thai đơn có nguy cơ cao tiền sản giật non tháng được sử dụng aspirin với liều lượng 150 mg/ngày hoặc được sử dụng giả dược từ tuần thứ 11 tới 14 của thai kỳ cho tới tuần thứ 36 của thai kỳ. Kết quả chính (primary outcome) là sinh con đi kèm với tiền sản giật trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Phân tích được thực hiện theo nguyên tắc định hướng để điều trị (intention-to-treat principle).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng cộng có 152 phụ nữ rút khỏi thử nghiệm và 4 phụ nữ không theo dõi được, chỉ còn lại 798 phụ nữ mang thai ở nhóm sử dụng aspirin và 822 phụ nữ mang thai ở nhóm dùng giả dược. Tiền sản giật non tháng xảy ra ở 13 phụ nữ mang thai (1,6%) ở nhóm sử dụng aspirin so với 35 phụ nữ mang thai (4,3%) ở nhóm sử dụng giả dược (odds ratio in the aspirin group, 0.38; 95% confidence interval, 0.20 to 0.74; P=0.004). Kết quả này về cơ bản không bị thay đổi trong một phân tích độ nhạy đã tính đến những phụ nữ mang thai tham gia thử nghiệm rút khỏi nghiên cứu hoặc không theo dõi được. Sự tuân thủ quy trình nghiên cứu rất tốt thông qua kết quả được báo cáo là có tới trên 85% số lượng viên thuốc cần thiết được sử dụng ở 79,9% phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm nghiên cứu về tỷ lệ các kết quả bất lợi cho trẻ sơ sinh hoặc các tác dụng không mong muốn khác.

Như vậy, điều trị bằng aspirin liều thấp ở phụ nữ mang thai có nguy cơ tiền sản giật non tháng đã dẫn đến tỷ lệ tiền sản giật non tháng thấp hơn so với điều trị bằng giả dược.

[1] http://www.isrctn.com/ISRCTN13633058
[2] http://www.nejm.org/doi/pdf/10.1056/NEJMoa1704559

Tác giả bài viết: Hà Phương

Nguồn tin: Bác sĩ nội trú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


cpihn3
cpihn3
cpihn3
Dành cho nhân viên
Lịch trực
Lịch công tác
Xếp loại
thi đua
Nâng lương
hàng quý
Các khoản đóng góp
Văn bản mới


  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,918
  • Tháng hiện tại79,507
  • Tổng lượt truy cập2,050,040
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn benhvienthachha.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 - 2024 | benhvienthachha.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status