Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới ngày nay được xem như là bệnh lý thời đại bên cạnh bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường khi tần suất mắc bệnh tăng nhanh trong dân số, đặc biệt tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Bài viết này sẽ cập nhật kiến thức về bệnh và giải đáp những thắc mắc xoay quanh như bị giãn tĩnh mạch chân có tập gym được không? Giãn tĩnh mạch chân thì tập bài thể dục nào
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch chân là từ chuyên ngành dùng để chỉ hiện tượng tĩnh mạch chân nổi rõ lên trên bề mặt do chúng bị giãn ra. Mạng lưới tĩnh mạch ngoại biên bình thường sẽ bơm máu theo một chiều từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên đến tĩnh mạch sâu rồi về tim. Máu lưu thông được nhờ các cơ xung quanh co rút và trong lòng các tĩnh mạch có một hệ thống van. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các van này bị tổn thương bởi một áp lực lớn khiến cho máu bị đi ngược chiều so với tuần hoàn bình thường của nó. Máu bị ứ lại và tác động một lúc lên thành tĩnh mạch, gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch.
Triệu chứng
Bệnh có rất nhiều dấu hiệu khác nhau tùy theo mức độ cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Song, có một số dấu hiệu nổi bật hơn cả mà người bệnh thường gặp phải.
- Dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân rất hay tỏ ra chủ quan với các triệu chứng của bệnh, ví dụ như có cảm giác nóng rát, tê bì hay nặng nề ở chân, đặc biệt là phần bắp chân. Ngoài ra, một số trường hợp còn gặp hiện tượng chuột rút chân, triệu chứng này thường xảy ra vào buổi tối trước khi đi ngủ khiến người bệnh có cảm giác rất khó chịu, có thể dẫn đến mất ngủ.
Những triệu chứng này càng ngày càng rõ rệt, những dấu hiệu sưng đau chân, nhất là vùng mắt cá chân xảy ra thường xuyên hơn. Bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ rệt một số dấu hiệu kể trên nếu như phải vận động mạnh hay đứng quá lâu.
- Dấu hiệu thường gặp khi bệnh đã tiến triển nặng
Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm trong giai đoạn mới hình thành thì các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên xảy ra hơn. Khi đó, tĩnh mạch bắt đầu bị giãn lớn hơn, phình to, chúng ta có thể cảm nhận dễ dàng bàng tay trên và nhìn thấy rất rõ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn khi chạm hoặc ấn vào vị trí bị sưng.
Một số bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chân còn gặp phải tình trạng sưng tấy, thậm chí là xảy ra nhiễm trùng hay da phù nề ở vị trí hai chân. Nếu như không đi khám và điều trị sớm thì vết nhiễm trùng đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Càng ngày, các ô nhiễm trùng càng xâm lấn sâu hơn và lan rộng sang các vùng da xung quanh.
Nguyên nhân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chính là một trong những biến chứng thường gặp nhất của tình trạng suy van tĩnh mạch. Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch chân đang có xu hướng tăng nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh, tiên phát, cũng có thể là thứ phát và có trường hợp không xác định được nguyên nhân khiến suy giãn tĩnh mạch. Vậy những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trên là gì, cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- Do tuổi tác: Tuổi tác cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự hình thành và phát triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bởi, khi tuổi ngày càng cao, các cơ quan trong cơ thể càng lão hóa dẫn đến chức năng bị suy giảm. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở người cao tuổi luôn lớn hơn tỷ lệ bệnh ở các lứa tuổi thấp hơn. Chính vì thế, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là một việc cần được chú trọng đặc biệt.
- Do tình trạng cân nặng: Khi tìm hiểu sâu về căn nguyên gây bệnh, người ta phát hiện ra rằng tỷ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bị béo phì trước đó khá cao. Có mối liên hệ giữa chúng là vì tình trạng thừa cân béo phì thường khiến hệ tim mạch suy yếu và dễ tổn thương hơn người bình thường, đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Do công việc hoặc những thói quen xấu: Ngoài hai nguyên nhân được liệt kê ở trên, những người phải đứng nhiều hoặc vận động mạnh trong khi làm việc hàng ngày có khả năng bị bệnh khá cao. Khi làm việc, bạn nên vận động vừa sức, đều đặn và dành thời gian để nghỉ ngơi cho công việc, nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Một số người bị suy giãn tĩnh mạch chân có thể là do di truyền từ những thế hệ trước trong gia đình. Ngoài ra phụ nữ là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao (cao hơn nam giới) do hormone của họ bị thay đổi thường xuyên, thậm chí rối loạn trong một số thời kỳ kinh nguyệt, khi xảy ra hiện tượng mãn kinh hoặc khi có em bé.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Có rất nhiều người thắc mắc xoay quanh việc liệu bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh không? Trên thực tế, bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân tuy nhiên sẽ gây rất nhiều bất tiện, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày nên chúng ta không thể chủ quan.
Thứ nhất, bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chân luôn có cảm giác khó chịu, vận động gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của họ. Ngoài ra khi mắc bệnh, các tĩnh mạch sẽ nổi rất rõ, ngoằn ngoèo trên da gây mất thẩm mỹ.
Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi không được điều trị kịp thời đó là: tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn nên rất dễ bị vỡ nếu không may va chạm hoặc gặp các chấn thương ở khu vực này. Do tình trạng ứ trệ má nên các cục máu đông sẽ dần dần được hình thành ở tĩnh mạch, đây là tình trang tương đối nguy hiểm.
Nếu có những vết nhiễm trùng xuất hiện ở chân bệnh nhân thì họ rất dễ bị lở loét, tình trạng này rất khó để điều trị dứt điểm do máu lưu thông đến các vị trí này rất khó khăn nên giảm khả năng chữa lành.
Tóm lại, người bênh không được chủ quan khi biết bản thân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Thay vào đó, hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, thay đổi những thói quen xấu và thăm khám bác sĩ định kỳ để được tư vấn, điều trị hợp lý.
Bị giãn tĩnh mạch chân có tập gym được không?
Ngày nay, gym đang trở thành xu hướng duy trì sức khỏe và làm đẹp được các bạn trẻ ưa chuộng và lựa chọn. Một câu hỏi được các bạn trẻ đặt ra, “Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không?”. Câu trả lời cho câu hỏi này là hoàn toàn có thể tập gym ngay cả khi bị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà phải lựa chọn mức độ tập luyện nặng nhẹ khác nhau. Thông thường, cảm giác đau nhức sẽ xảy ra thường xuyên cũng như nặng hơn ở những người bị giãn tĩnh mạch khi tập gym so với người bình thường. Một số trường hợp ở mu bàn chân và cẳng chân còn xảy ra tình trạng ngứa, tê, sưng tím. Tuy nhiên, sức khỏe người bệnh sẽ cải thiện đáng kể sau một thời gian kiên trì tập luyện.
Lưu ý trong quá trình tập luyện, người bệnh nên tránh các động tác bật nhảy, chạy bộ hay va chạm mạnh do những bài tập này tạo áp lực khiến máu dồn về chân nhiều hơn, có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng nề. Người bệnh nên mang thêm tất suy giãn tĩnh mạch khi tập luyện, đồng thời tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp cảm thấy quá đau nhức hoặc tình trạng đau nhức không thuyên giảm, bệnh nhân cần dừng tập ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: phù nề, loét tĩnh mạch.
Tập yoga với bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân: Yoga là một môn thể thao nhìn qua có vẻ khá nhẹ nhàng nhưng thực tế không được các chuyên gia khuyến khích cho những người mắc suy giãn tĩnh mạch. Lý do là các động tác yoga thường phải quỳ gập gối, hít sâu, ép bụng và nén hơi,… nên dồn máu xuống chân rất nhiều và sẽ gây hại cho tĩnh mạch chân, làm cản trở việc lưu thông máu từ chân về tim. Do đó, dù bạn có ưa thích bộ môn này đến đâu thì cũng nên kiềm chế sở thích của bản thân để điều trị đứt điểm bệnh suy giãn tĩnh mạch rồi mới bắt đầu tập luyện trở lại nhé!
Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Bên cạnh yoga và tập gym, thì đi bộ cũng là bài tập mà khá nhiều người quan tâm và thắc mắc liệu bị giãn tĩnh mạch có thể luyện tập không. Một tin mừng là bộ môn này cực kỳ phù hợp cho những người bị giãn tĩnh mạch chân. Đi bộ mỗi ngày cũng đã rất tốt đối với những người bình thường rồi, thì với người suy giãn tĩnh mạch, môn thể thao này còn đem lại hiệu quả hơn rất nhiều. Đi bộ giúp vận động các khớp và tăng sức mạnh cho hệ cơ, xương chân. Cùng với đó, trương lực cơ tăng lên giúp giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đên tình trạng tĩnh mạch sâu.
Cách điều trị và phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân
Tuy suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần can thiệp sớm, điều trị dứt điểm tình trạng này để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe.
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
- Điều trị nội khoa chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính
Mục đích của điều trị nội khoa trong việc chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính là ngăn chặn sự chuyển động ngược chiều và giúp cho các lực tác động lên dòng chảy tĩnh mạch tốt hơn. Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân cần thay đổi lối sống hàng ngày cũng như công việc phù hợp như: kê chân cao khi nằm nghỉ, giảm thiểu tối đa việc phải ngồi lâu hoặc đứng lâu, tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là các bài tập cơ), sử dụng tất thun và những băng chun để quấn chân, kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì, có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau củ quả, chất xơ, tập hít thở sâu.
Trong điều trị nội khoa, bác sĩ có thể kê các loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông, thuốc phá huyết để làm tan cục máu đông, thuốc có tác dụng làm bền thành mạch, thuốc tăng trương lực tĩnh mạch,… Một số trường hợp còn tiêm thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu để gây xơ tại chỗ.
- Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp chích xơ
Các trường hợp tình trạng bện ở mức độ nặng hoặc đã có biến chứng thì điều trị nội khoa không còn đem lại hiệu quả, bệnh nhân buộc phải được can thiệp bằng phẫu thuật. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật khá hiệu quả, tỷ lệ tái phát bệnh thấp. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lột tĩnh mạch, sửa chữa các van trong lòng mạch, thắt bỏ các túi tĩnh mạch giãn, tạo hình tĩnh mạch qua da,… Trong đó, thắt bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn là phương pháp Stripping sử dụng dụng cụ chuyên dùng giúp rút các tĩnh mạch. Phương pháp phẫu thuật Chivas giúp lấy các tĩnh mạch giãn của hệ thống xuyên,…
- Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật
Các trường hợp bị suy giãn nặng hoặc đã có biến chứng thì điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân buộc phải được tiến hành phẫu thuật. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật khá hiệu quả, tỷ lệ tái phát bệnh thấp. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lột tĩnh mạch, sửa van, lấy bỏ các túi tĩnh mạch giãn, tạo hình tĩnh mạch qua da… Trong đó, lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn là phương pháp Stripping sử dụng dụng cụ chuyên dùng giúp rút các tĩnh mạch tương tự như khi làm lòng gà. Phương pháp phẫu thuật Chivas lấy các tĩnh mạch giãn của hệ thống xuyên,…
- Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng sóng cao tần hay tia laser
Xơ tắc mạch bằng sóng cao tần là một phương pháp dùng nhiệt, dưới tác động của dòng điện xoay chiều tần số trong khoảng 200 – 1200 MHz để phá hủy mô thông qua sự ma sát của các ion trong mô. Các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chi dưới độ 2 trở lên (theo phân độ CEAP) hoặc các bệnh nhân đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp này. Các bệnh nhân siêu âm có dòng trào ngược trong hệ tĩnh mạch cũng có thể điều trị bằng phương pháp này.
Nguyên lý chung của phương pháp điều trị nội tĩnh mạch bằng laser là phá hủy tĩnh mạch bằng cách phóng thích một năng lượng vừa đủ vào trong lòng tĩnh mạch để những phản ứng sinh lý không thể đảo ngược.
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân
Nguy cơ giãn tĩnh mạch tăng theo tuổi và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố không thể thay đổi như đặc thù nghề nghiệp,…
Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp để giảm thiểu và phòng tránh giãn tĩnh mạch như sau:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc: không ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu. Cần thay đổi tư thế, duỗi và co chân thường xuyên để máu có thể lưu thông
- Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày
- Mang tất thun hỗ trợ dành riêng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì.
- Để tránh các biến chứng cần phát hiện và điều trị sớm. Sau điều trị cần thăm khám định kỳ để kịp thời xử lý các triệu chứng bất thường.
Các bài tập cho người bị giãn tĩnh mạch chân
Buerger Allen
Buerger Allen là một trong những bài tập cổ điển nhất mà các bác sĩ phục hồi chức năng thường chỉ định để giúp người bệnh suy giãn tĩnh mạch cải thiện lưu thông máu từ chân về tim và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Bài tập này được xây dựng dựa trên cơ sở kiểm soát nhịp nhàng lưu lượng máu ở phần dưới cơ thể và giúp về tim dễ dàng hơn.
Hướng dẫn thực hiện (Thực hiện bài tập này 10 – 12 lần/ngày)
- Bước 1: Nằm trên giường và giơ hai chân lên cao (tốt nhất nên có một bục đỡ dưới chân).
- Bước 2: Giữ nguyên vị trí cho đến khi bàn chân chuyển sang màu trắng nhợt nhạt.
- Bước 3: Ngồi dậy, hai chân thả lỏng, buông thõng xuống mép giường cho đến khi màu sắc bàn chân hồng hào trở lại. Trong quá trình này, bạn có thể kết hợp xoay cổ chân để khớp xương trở nên linh hoạt hơn, máu lưu thông ổn định hơn.
- Bước 4: Nằm xuống, chân duỗi, cả thân người tạo thành một đường thẳng, có thể kết hợp xoay nhẹ khớp cổ chân.
Bài tập đạp xe trên không
Đạp xe trên không là bài tập tác động giúp hỗ trợ lưu thông máu toàn cơ thể chứ không chỉ riêng vùng chi dưới. Ngoài ra, bài tập còn giúp loại bỏ phần mỡ bụng (đặc biệt là bụng dưới) và làm săn chắc phần dưới cơ thể nên rất tốt cho các anh chị em văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ. Tuy nhiên, những người có vấn đề với phần lưng, cột sống cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện động này do chúng không được khuyến khích.
Hướng dẫn tập
- Bước 1: Nằm ngửa trên bề mặt mềm mại (thảm yoga) để đỡ bị cấn lưng.
- Bước 2: Nâng cả hai chân lên cao, gập đầu gối ở góc 60 độ.
- Bước 3: Đẩy một chân về phía trước rồi thu chân lại với chuyển động tròn. Lặp lại với chân bên kia (động tác giống như đang đạp xe trên không).
Thực hiện chuyển động chân ít nhất 25 đến 30 lần/lượt, 3 lượt/ngày, giữa các lượt dành khoảng 10 giây để nghỉ ngời cho các cơ được thả lỏng, tránh tình trạng tập cường độ cao, dồn dập khiến cơ bị căng cứng, tê buốt.
Đạp xe trên không chỉ là bài tập mang tính thay thế cho hoạt động đạp xe thực tế nên nếu có điều kiện, bạn hãy đạp xe thực tế để đạt hiệu quả cao hơn nhé.
Bài tập nhón gót tại chỗ
Bài tập nhón gót tại chỗ là một trong những bài tập rất thích hợp cho người làm văn phòng, ít có điều kiện vận động do có thể tranh thủ thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ trưa,… để tập luyện cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Bài tập này được thực hiện có tác dụng tăng cường cơ ở vùng bắp chân, ngăn ngừa phát sinh giãn tĩnh mạch ở các vị trí mới và làm giảm tình trạng giãn tĩnh mạch ở những vị trí cũ. Tuy nhiên, đây là một bài tập có liên quan đến khả năng giữ thăng bằng nên khi tập, cần cẩn thận trong quá trinh tập luyện để tránh xảy ra những tai nạn.
Cách thực hiện (thực hiện bài tập 20 lần/ngày)
- Bước 1: Đứng ở tư thế bình thường.
- Bước 2: Nhón gót, dồn trọng tâm vào các ngón chân khi đứng.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 nhịp đếm.
- Bước 4: Hạ gót chân, trở về tư thế đứng bình thường ban đầu.
Bên cạnh các bài tập trên, người bệnh giãn tĩnh mạch chân có thể tham khảo và luyện tập nhiều môn thể thao khác hằng ngày như: Bơi lội, đi xe đạp chậm, khiêu vũ,…Những môn thể thao này có một điểm chung là người tập phải vận động phần cổ chân khá nhiều. Nhờ đó, cổ chân sẽ dần trở nên linh hoạt hơn, giúp quá trình lưu thông máu qua chân sẽ trở nên trơn tru, dễ dàng hơn.
Là một bệnh dễ gặp, tăng dần theo tuổi và để lại nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và công việc, giãn tĩnh mạch cần được quan tâm, phòng ngừa và điều trị đúng cách. Mong bài viết đã giúp giải đáp được phần nào các thắc mắc về bệnh này như bị giãn tĩnh mạch chân có tập gym được không? Phòng ngừa và điều trị bệnh như nào?