Hướng dẫn này đã được công bố tại Hội nghị Khoa học 2017 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và được xuất bản đồng thời trên tạp chí “American College of Cardiology” và tạp chí “Hypertension” của AHA.
Tiến sĩ Paul Whelton từ Trường Y tế Công cộng và Y học Nhiệt đới, Đại học Tulane (New Orleans, LA), chủ tịch hội đồng soạn thảo Hướng dẫn Thực hành Tăng huyết áp năm 2017, phát biểu tại một cuộc họp báo: “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp hướng dẫn toàn diện về chẩn đoán, dự phòng, đánh giá, điều trị và rất quan trọng là các chiến lược để cải thiện tỷ lệ kiểm soát huyết áp trong quá trình điều trị”.
Whelton chỉ ra 5 nội dung chính được nhấn mạnh trong hướng dẫn mới:
• Nhấn mạnh vào việc đo huyết áp, cả độ chính xác của việc đo huyết áp và việc sử dụng kết quả trung bình được đo qua một vài lần khám, cũng như nhấn mạnh vào phương pháp đo huyết áp ngoài bệnh viện, là “một nội dung tương đối mới trong hướng dẫn về tăng huyết áp”, ông lưu ý.
• Một hệ thống phân loại huyết áp mới, cập nhật từ “Báo cáo lần thứ 7 của Uỷ ban Quốc gia về Hướng dẫn dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC7)”. Theo ông Whelton, “Chúng tôi cho rằng có nhiều bằng chứng ủng hộ cho một hệ thống phân loại khá mới”.
• Cách tiếp cận mới trong việc đưa ra quyết định điều trị nguy cơ tim mạch nền phối hợp.
• Các mục tiêu huyết áp thấp hơn trong quá trình điều trị tăng huyết áp.
• Các chiến lược để cải thiện việc kiểm soát huyết áp trong quá trình điều trị với sự nhấn mạnh vào việc thay đổi lối sống.
Định nghĩa về huyết áp bình thường (normal blood pressure) không thay đổi so với những khuyến cáo trước đó, tuy nhiên khuyến cáo mới đã loại bỏ khái niệm “tiền tăng huyết áp” (“prehypertension”) và chia mức “tiền tăng huyết áp” theo phân loại trước đây thành hai mức: (1) “huyết áp cao” (“elevated blood pressure”) với huyết áp tâm thu có giá trị từ 120 đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg, và (2)tăng huyết áp giai đoạn 1 (stage 1 hypertension) có các giá trị huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg.
Theo Whelton, hội đồng soạn thảo khuyến cáo không thích thuật ngữ “tiền tăng huyết áp” cho những bệnh nhân ở ngưỡng này, “bởi vì chúng tôi nhận thấy những người ở giai đoạn đó đã có nguy cơ rồi – nguy cơ cơn đau tim (heart attack) cao gấp hai so với người có huyết áp bình thường – vì vậy chúng tôi nghĩ rằng tăng huyết áp giai đoạn 1 là thuật ngữ thích hợp và sẽ giúp người dân và bác sĩ nắm bắt được nguy cơ tốt hơn”.
Whelton cũng là tác giả chủ chốt trong các nghiên cứu liên quan nhằm đánh giá tác động về mặt lý thuyết của các định nghĩa và mục tiêu điều trị trong hướng dẫn mới so với hướng dẫn JNC7 trước đó.
Nghiên cứu mà tác giả đứng đầu là tiến sĩ Paul Munter (Trường Y tế Công cộng, Đại học Birmingham, Alabama) kết luận rằng so với hướng dẫn JNC7, hướng dẫn của ACC/AHA năm 2017 “khiến làm tăng đáng kể tỉ lệ mắc tăng huyết áp, tăng tỷ lệ phần trăm người trưởng thành ở Mỹ được đề nghị sử dụng thuốc hạ huyết áp”, một tỷ lệ đáng kể người trưởng thành ở Mỹ đang sử dụng thuốc hạ huyết áp cần được điều trị giảm huyết áp tích cực hơn.
Lý do tỷ lệ mắc sẽ tăng đáng kể nhưng tỷ lệ bệnh nhân cần được điều trị sẽ chỉ tăng ở mức vừa phải là do các khuyến cáo mới về điều trị tăng huyết áp giai đoạn 1 theo nguy cơ tim mạch của bệnh nhân: chỉ những người có bệnh lý tim mạch hoặc có nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu (ASCVD) ước tính từ 10% trở lên sẽ được điều trị, và còn lại sẽ được hướng dẫn về thay đổi lối sống.
Phó Chủ tịch Hội đồng soạn thảo, tiến sĩ Robert M Carey (Trường Đại học Y Virginia) cho biết: “Thay đổi lối sống là nền tảng của việc điều trị tăng huyết áp và chúng tôi hy vọng rằng hướng dẫn này sẽ làm cho xã hội và cộng đồng bác sĩ chúng tôi chú ý nhiều hơn đến các khuyến cáo về lối sống”.
Các khuyến cáo cụ thể bao gồm các lời khuyên về giảm cân, tuân thủ theo chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), giảm lượng natri xuống dưới 1500 mg/ngày và tăng lượng kali lên 3500 mg/ngày trong chế độ ăn, tăng hoạt động thể chất đến tối thiểu 30 phút, 3 lần 1 tuần và hạn chế lượng đồ uống có cồn ít hơn 2 ly mỗi ngày với nam giới và ít hơn 1 mỗi ngày với nữ giới.
Carey cho biết họ đang khuyến nghị ACC/AHA Pooled Cohort Equations ước tính nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch (Atherosclerotic Cardiovascular Disease/ASCVD) trong 10 năm của ACC/AHA tính đến cả tuổi, chủng tộc, giới tính, cholesterol toàn phần, LDL, HDL, đang điều trị bằng aspirin hoặc statin, huyết áp tâm thu, đang điều trị tăng huyết áp, tiền sử bệnh tiểu đường và hút thuốc lá.
Cuối cùng, ông chỉ ra mục tiêu mới để điều trị tăng huyết áp “thấp hơn so với hướng dẫn gần nhất”, “Hướng dẫn gần nhất khuyến cáo dưới 140/90 mmHg; hướng dẫn của chúng tôi khuyến cáo mục tiêu là 130/80 mmHg”.
Whelton đã thảo luận lý do cho mục tiêu hạ huyết áp tích cực hơn ở mức dưới 130/80 mmHg với người lớn tuổi: “Phần lớn dựa trên thực tế là một số lượng lớn người lớn tuổi đã tham gia các thử nghiệm điều trị hạ huyết áp, đặc biệt là trong các thử nghiệm gần đây”.
Trong những nghiên cứu này, đáng chú ý là thử nghiệm SPRINT và ACCORD, điều trị hạ huyết áp áp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch (cardiovascular disease/CVD) mà không làm tăng nguy cơ về ngã hoặc hạ huyết áp tư thế.
Rà soát kỹ lưỡng
Chủ trì buổi họp về hướng dẫn mới là tiến sĩ Stephen Hauser (Trường Y Lewis Katz, Đại học Temple, Philadelphia, PA), cựu Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chủ tịch đương nhiệm tiến sĩ John J Warner (Bệnh viện Đại học Y Southwestern UT, Dallas) và tiến sĩ Mary Walsh (Trung tâm Tim mạch St Vincent, Indiana, Carmel), chủ tịch đương nhiệm của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ.
Hauser cho biết: “Chúng tôi thấy cần phải cập nhật các hướng dẫn này để phản ánh những mối đe dọa thực sự của tăng huyết áp và thiết lập một quy trình để có thể cải thiện sức khoẻ tim mạch của tất cả người dân Mỹ”.
Ông nói thêm: “Hướng dẫn này là sản phẩm được rà soát kỹ lưỡng trong 3 năm bởi một nhóm gồm 21 chuyên gia đã xem xét hơn 900 nguồn tài liệu”. “Hướng dẫn tiếp tục trải qua nhiều vòng đánh giá khách quan và đã được hoàn thiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn khoa học gồm 41 thành viên, tôi là một người trong số đó, và cũng như tất cả các tổ chức đối tác và hội đồng soạn thảo, tôi đã đọc chúng”.
Walsh cho biết: “Chúng tôi cập nhật hướng dẫn dựa trên các bằng chứng và liên tục theo dõi các nghiên cứu mới nhất”. “Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hội Tim mạch học Hoa Kỳ được chính phủ Hoa Kỳ giao cho trách nhiệm quản lý và đưa ra khuyến cáo điều trị tim mạch từ năm 2013. Ngay sau đó, hai tổ chức đã bắt đầu đặt nền móng cho khuyến cáo mới và phát triển nó trong 3 năm vừa qua”.
Theo bà: “Nhiều nhóm khác đã công bố các khuyến cáo về tăng huyết áp trong 4 năm vừa qua, tuy nhiên các khuyến cáo này không toàn diện và không được chứng nhận rộng rãi”. “và hướng dẫn này là một sự hợp tác lớn của 11 tổ chức”.
Các tổ chức đối tác với AHA/ACC bao gồm Hội Trợ lý Bác sĩ Hoa Kỳ (American Academy of Physician Assistants/AAPA), Hội Y học Dự phòng Hoa Kỳ (American College of Preventive Medicine/ACPM), Hội Lão khoa Hoa Kỳ (American Geriatrics Society/AGS), Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kỳ (American Pharmacists Association/APA), Hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ (American Society of Hypertension/ASH), Hội Dự phòng Tim mạch Hoa Kỳ (American Society of Preventive Cardiology/ASPC), Hiệp hội Bác sĩ Tim mạch Da màu (Association of Black Cardiologists/ABC), Hiệp hội Y khoa Quốc gia(National Medical Association/NMA) và Hiệp hội Điều dưỡng Dự phòng Tim mạch(Preventive Cardiovascular Nurses Association/PCNA).
Hướng dẫn mới về điều trị tăng huyết áp của ACC/AHA: 130 thay thế cho 140 mmHg
Hướng dẫn này đã được công bố tại Hội nghị Khoa học 2017 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và được xuất bản đồng thời trên tạp chí “American College of Cardiology” và tạp chí “Hypertension” của AHA.
Tiến sĩ Paul Whelton từ Trường Y tế Công cộng và Y học Nhiệt đới, Đại học Tulane (New Orleans, LA), chủ tịch hội đồng soạn thảo Hướng dẫn Thực hành Tăng huyết áp năm 2017, phát biểu tại một cuộc họp báo: “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp hướng dẫn toàn diện về chẩn đoán, dự phòng, đánh giá, điều trị và rất quan trọng là các chiến lược để cải thiện tỷ lệ kiểm soát huyết áp trong quá trình điều trị”.
Whelton chỉ ra 5 nội dung chính được nhấn mạnh trong hướng dẫn mới:
• Nhấn mạnh vào việc đo huyết áp, cả độ chính xác của việc đo huyết áp và việc sử dụng kết quả trung bình được đo qua một vài lần khám, cũng như nhấn mạnh vào phương pháp đo huyết áp ngoài bệnh viện, là “một nội dung tương đối mới trong hướng dẫn về tăng huyết áp”, ông lưu ý.
• Một hệ thống phân loại huyết áp mới, cập nhật từ “Báo cáo lần thứ 7 của Uỷ ban Quốc gia về Hướng dẫn dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC7)”. Theo ông Whelton, “Chúng tôi cho rằng có nhiều bằng chứng ủng hộ cho một hệ thống phân loại khá mới”.
• Cách tiếp cận mới trong việc đưa ra quyết định điều trị nguy cơ tim mạch nền phối hợp.
• Các mục tiêu huyết áp thấp hơn trong quá trình điều trị tăng huyết áp.
• Các chiến lược để cải thiện việc kiểm soát huyết áp trong quá trình điều trị với sự nhấn mạnh vào việc thay đổi lối sống.
Định nghĩa về huyết áp bình thường (normal blood pressure) không thay đổi so với những khuyến cáo trước đó, tuy nhiên khuyến cáo mới đã loại bỏ khái niệm “tiền tăng huyết áp” (“prehypertension”) và chia mức “tiền tăng huyết áp” theo phân loại trước đây thành hai mức: (1) “huyết áp cao” (“elevated blood pressure”) với huyết áp tâm thu có giá trị từ 120 đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg, và (2)tăng huyết áp giai đoạn 1 (stage 1 hypertension) có các giá trị huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg.
Theo Whelton, hội đồng soạn thảo khuyến cáo không thích thuật ngữ “tiền tăng huyết áp” cho những bệnh nhân ở ngưỡng này, “bởi vì chúng tôi nhận thấy những người ở giai đoạn đó đã có nguy cơ rồi – nguy cơ cơn đau tim (heart attack) cao gấp hai so với người có huyết áp bình thường – vì vậy chúng tôi nghĩ rằng tăng huyết áp giai đoạn 1 là thuật ngữ thích hợp và sẽ giúp người dân và bác sĩ nắm bắt được nguy cơ tốt hơn”.
Whelton cũng là tác giả chủ chốt trong các nghiên cứu liên quan nhằm đánh giá tác động về mặt lý thuyết của các định nghĩa và mục tiêu điều trị trong hướng dẫn mới so với hướng dẫn JNC7 trước đó.
Nghiên cứu mà tác giả đứng đầu là tiến sĩ Paul Munter (Trường Y tế Công cộng, Đại học Birmingham, Alabama) kết luận rằng so với hướng dẫn JNC7, hướng dẫn của ACC/AHA năm 2017 “khiến làm tăng đáng kể tỉ lệ mắc tăng huyết áp, tăng tỷ lệ phần trăm người trưởng thành ở Mỹ được đề nghị sử dụng thuốc hạ huyết áp”, một tỷ lệ đáng kể người trưởng thành ở Mỹ đang sử dụng thuốc hạ huyết áp cần được điều trị giảm huyết áp tích cực hơn.
Lý do tỷ lệ mắc sẽ tăng đáng kể nhưng tỷ lệ bệnh nhân cần được điều trị sẽ chỉ tăng ở mức vừa phải là do các khuyến cáo mới về điều trị tăng huyết áp giai đoạn 1 theo nguy cơ tim mạch của bệnh nhân: chỉ những người có bệnh lý tim mạch hoặc có nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu (ASCVD) ước tính từ 10% trở lên sẽ được điều trị, và còn lại sẽ được hướng dẫn về thay đổi lối sống.
Phó Chủ tịch Hội đồng soạn thảo, tiến sĩ Robert M Carey (Trường Đại học Y Virginia) cho biết: “Thay đổi lối sống là nền tảng của việc điều trị tăng huyết áp và chúng tôi hy vọng rằng hướng dẫn này sẽ làm cho xã hội và cộng đồng bác sĩ chúng tôi chú ý nhiều hơn đến các khuyến cáo về lối sống”.
Các khuyến cáo cụ thể bao gồm các lời khuyên về giảm cân, tuân thủ theo chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), giảm lượng natri xuống dưới 1500 mg/ngày và tăng lượng kali lên 3500 mg/ngày trong chế độ ăn, tăng hoạt động thể chất đến tối thiểu 30 phút, 3 lần 1 tuần và hạn chế lượng đồ uống có cồn ít hơn 2 ly mỗi ngày với nam giới và ít hơn 1 mỗi ngày với nữ giới.
Carey cho biết họ đang khuyến nghị ACC/AHA Pooled Cohort Equations ước tính nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch (Atherosclerotic Cardiovascular Disease/ASCVD) trong 10 năm của ACC/AHA tính đến cả tuổi, chủng tộc, giới tính, cholesterol toàn phần, LDL, HDL, đang điều trị bằng aspirin hoặc statin, huyết áp tâm thu, đang điều trị tăng huyết áp, tiền sử bệnh tiểu đường và hút thuốc lá.
Cuối cùng, ông chỉ ra mục tiêu mới để điều trị tăng huyết áp “thấp hơn so với hướng dẫn gần nhất”, “Hướng dẫn gần nhất khuyến cáo dưới 140/90 mmHg; hướng dẫn của chúng tôi khuyến cáo mục tiêu là 130/80 mmHg”.
Whelton đã thảo luận lý do cho mục tiêu hạ huyết áp tích cực hơn ở mức dưới 130/80 mmHg với người lớn tuổi: “Phần lớn dựa trên thực tế là một số lượng lớn người lớn tuổi đã tham gia các thử nghiệm điều trị hạ huyết áp, đặc biệt là trong các thử nghiệm gần đây”.
Trong những nghiên cứu này, đáng chú ý là thử nghiệm SPRINT và ACCORD, điều trị hạ huyết áp áp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch (cardiovascular disease/CVD) mà không làm tăng nguy cơ về ngã hoặc hạ huyết áp tư thế.
Rà soát kỹ lưỡng
Chủ trì buổi họp về hướng dẫn mới là tiến sĩ Stephen Hauser (Trường Y Lewis Katz, Đại học Temple, Philadelphia, PA), cựu Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chủ tịch đương nhiệm tiến sĩ John J Warner (Bệnh viện Đại học Y Southwestern UT, Dallas) và tiến sĩ Mary Walsh (Trung tâm Tim mạch St Vincent, Indiana, Carmel), chủ tịch đương nhiệm của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ.
Hauser cho biết: “Chúng tôi thấy cần phải cập nhật các hướng dẫn này để phản ánh những mối đe dọa thực sự của tăng huyết áp và thiết lập một quy trình để có thể cải thiện sức khoẻ tim mạch của tất cả người dân Mỹ”.
Ông nói thêm: “Hướng dẫn này là sản phẩm được rà soát kỹ lưỡng trong 3 năm bởi một nhóm gồm 21 chuyên gia đã xem xét hơn 900 nguồn tài liệu”. “Hướng dẫn tiếp tục trải qua nhiều vòng đánh giá khách quan và đã được hoàn thiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn khoa học gồm 41 thành viên, tôi là một người trong số đó, và cũng như tất cả các tổ chức đối tác và hội đồng soạn thảo, tôi đã đọc chúng”.
Walsh cho biết: “Chúng tôi cập nhật hướng dẫn dựa trên các bằng chứng và liên tục theo dõi các nghiên cứu mới nhất”. “Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hội Tim mạch học Hoa Kỳ được chính phủ Hoa Kỳ giao cho trách nhiệm quản lý và đưa ra khuyến cáo điều trị tim mạch từ năm 2013. Ngay sau đó, hai tổ chức đã bắt đầu đặt nền móng cho khuyến cáo mới và phát triển nó trong 3 năm vừa qua”.
Theo bà: “Nhiều nhóm khác đã công bố các khuyến cáo về tăng huyết áp trong 4 năm vừa qua, tuy nhiên các khuyến cáo này không toàn diện và không được chứng nhận rộng rãi”. “và hướng dẫn này là một sự hợp tác lớn của 11 tổ chức”.
Các tổ chức đối tác với AHA/ACC bao gồm Hội Trợ lý Bác sĩ Hoa Kỳ (American Academy of Physician Assistants/AAPA), Hội Y học Dự phòng Hoa Kỳ (American College of Preventive Medicine/ACPM), Hội Lão khoa Hoa Kỳ (American Geriatrics Society/AGS), Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kỳ (American Pharmacists Association/APA), Hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ (American Society of Hypertension/ASH), Hội Dự phòng Tim mạch Hoa Kỳ (American Society of Preventive Cardiology/ASPC), Hiệp hội Bác sĩ Tim mạch Da màu (Association of Black Cardiologists/ABC), Hiệp hội Y khoa Quốc gia(National Medical Association/NMA) và Hiệp hội Điều dưỡng Dự phòng Tim mạch(Preventive Cardiovascular Nurses Association/PCNA).
Nguồn tin: Bác sỹ nội trú
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Lịch trực
|
Lịch công tác
|
Xếp loại
thi đua |
Nâng lương
hàng quý |
- Đang truy cập8
- Hôm nay0
- Tháng hiện tại90,940
- Tổng lượt truy cập2,063,112