Gia đình ông vốn là một danh gia vọng tộc, nổi tiếng khoa bảng. Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy biến động vì nạn tranh giành quyền lực dưới thời vua Lê – chúa Trịnh. Ông thấu hiểu nỗi cơ hàn của người dân lao động nghèo khổ trong cảnh loạn lạc, đói rét, bệnh tật. Năm 1746, ông về quê ở Hương Sơn nuôi mẹ và học nghề thuốc.
Ông đã đóng góp cho nền y học Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắc lọc tinh hoa của y học cô truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng Kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị về văn học, lịch sử, triết học.
Trong suốt cuộc đời làm nghề thầy thuốc của mình, ông đã để lại 9 điều răn dạy cho học trò cũng như tâm niệm cho bản thân như sau:
- Phải nghiên cứu, hiểu lý luận một cách thấu đáo cho nhập vào tâm để khi ứng dụng mới tránh được sai lầm.
- Phải căn cứ vào bệnh nhẹ hay nặng mà thăm khắm trước hay sau, chớ phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn.
- Khám bệnh cho phụ nữ phải đứng đắn, luôn luôn có người nhà bên cạnh.
- Luôn luôn quan tâm đến người bệnh, không để thú vui riêng làm chểnh mảng việc chăm sóc.
- Gặp bệnh nặng phải nói rõ cho người nhà biết và cứu chữa hết sức mình đừng để có sự oán trách.
- Chữa bệnh phải dùng thuốc tốt, có chất lượng và luôn luôn có sẵn.
- Khiêm tốn, hòa nhã với đồng nghiệp, kính người hơn tuổi, trọng người tài giỏi, nhường người kiêu ngạo, dìu dắt người kém.
- Hết sức chăm sóc người nghèo, mẹ hóa con côi, con thảo vợ hiền, có thể chu cấp thuốc men và cả lương thực nếu có điều kiện, không chỉ lo cho người giàu sang.
- Chớ mưu cầu quà cáp, đạo làm thuốc là phải bảo vệ sinh mạng con người, lấy cứu sống mạng người làm nhiệm vụ, chớ nên cầu lợi kể công.
Chín điều răn dạy ấy tính đến nay đã hơn 200 năm, nếu đem áp dụng cho thời đại chúng ta đang ở trong ngành y tế hiện nay thì vẫn như mới học tập và đang thực hiện. Phải chăng nguyên bộ trưởng bộ y tế Đỗ Nguyên Phương đã đưa ra 12 điều quy định về y đức mà hiện nay tất cả những người làm công tác y tế chúng ta đang thực hiện cũng lấy từ 9 điều răn dạy trên?
Cuộc đời của Hải Thương Lãn Ông – Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô bờ bến. Ông thật xứng đáng là người đã dựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền y học nước nhà, là tấm gương sáng chói về y đức, y đạo, y thuật cho đời sau noi theo.
Nhân ngày giỗ Thầy, chúng con xin kính dâng lên Thầy nén hương với lòng biết ơn sâu sắc.
Ngày giỗ Hải Thượng Lãn Ông – nhớ về y đức của thầy
Chủ nhật – 21/02/2016 19:33
Danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác
Gia đình ông vốn là một danh gia vọng tộc, nổi tiếng khoa bảng. Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy biến động vì nạn tranh giành quyền lực dưới thời vua Lê – chúa Trịnh. Ông thấu hiểu nỗi cơ hàn của người dân lao động nghèo khổ trong cảnh loạn lạc, đói rét, bệnh tật. Năm 1746, ông về quê ở Hương Sơn nuôi mẹ và học nghề thuốc.
Ông đã đóng góp cho nền y học Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắc lọc tinh hoa của y học cô truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng Kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị về văn học, lịch sử, triết học.
Trong suốt cuộc đời làm nghề thầy thuốc của mình, ông đã để lại 9 điều răn dạy cho học trò cũng như tâm niệm cho bản thân như sau:
- Phải nghiên cứu, hiểu lý luận một cách thấu đáo cho nhập vào tâm để khi ứng dụng mới tránh được sai lầm.
- Phải căn cứ vào bệnh nhẹ hay nặng mà thăm khắm trước hay sau, chớ phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn.
- Khám bệnh cho phụ nữ phải đứng đắn, luôn luôn có người nhà bên cạnh.
- Luôn luôn quan tâm đến người bệnh, không để thú vui riêng làm chểnh mảng việc chăm sóc.
- Gặp bệnh nặng phải nói rõ cho người nhà biết và cứu chữa hết sức mình đừng để có sự oán trách.
- Chữa bệnh phải dùng thuốc tốt, có chất lượng và luôn luôn có sẵn.
- Khiêm tốn, hòa nhã với đồng nghiệp, kính người hơn tuổi, trọng người tài giỏi, nhường người kiêu ngạo, dìu dắt người kém.
- Hết sức chăm sóc người nghèo, mẹ hóa con côi, con thảo vợ hiền, có thể chu cấp thuốc men và cả lương thực nếu có điều kiện, không chỉ lo cho người giàu sang.
- Chớ mưu cầu quà cáp, đạo làm thuốc là phải bảo vệ sinh mạng con người, lấy cứu sống mạng người làm nhiệm vụ, chớ nên cầu lợi kể công.
Chín điều răn dạy ấy tính đến nay đã hơn 200 năm, nếu đem áp dụng cho thời đại chúng ta đang ở trong ngành y tế hiện nay thì vẫn như mới học tập và đang thực hiện. Phải chăng nguyên bộ trưởng bộ y tế Đỗ Nguyên Phương đã đưa ra 12 điều quy định về y đức mà hiện nay tất cả những người làm công tác y tế chúng ta đang thực hiện cũng lấy từ 9 điều răn dạy trên?
Cuộc đời của Hải Thương Lãn Ông – Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô bờ bến. Ông thật xứng đáng là người đã dựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền y học nước nhà, là tấm gương sáng chói về y đức, y đạo, y thuật cho đời sau noi theo.
Nhân ngày giỗ Thầy, chúng con xin kính dâng lên Thầy nén hương với lòng biết ơn sâu sắc.