Với tính cách tò mò và thích khám phá, việc trẻ bị bỏng là điều rất thường gặp. Và để có một phương pháp chăm sóc trẻ tốt nhất, trước hết bạn cần nhận biết được tình trạng bỏng rồi mới tìm cách xử lý. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin kiến thức này và bật mí cho bạn một số loại thuốc trị bỏng cho trẻ sơ sinh.
3 cấp độ bỏng thường gặp nhất
Bỏng chia ra thành nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Bạn có thể dựa trên những dấu hiệu nhìn thấy để đánh giá và xác định tình trạng bỏng trẻ đang gặp phải ở mức độ nào. Dưới đây là 3 cấp độ bỏng phổ biến nhất.
Bỏng cấp độ 1
Mức độ 1, trẻ sẽ có các biểu hiện sau:
- Tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp da nông nhất ở bên trên bề mặt.
- Phần da tiếp xúc với nhiệt chỉ đỏ, không có nổi bọng nước.
- Vết bỏng nhanh lành và hoàn toàn không để lại sẹo.
Bỏng cấp độ 2
Bỏng mức độ 2 còn gọi kà bỏng dày khu trú. Mức độ này thường gặp khi trẻ tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nhiệt sinh ra từ điện,phóng xạ, hóa chất hoặc ma sát. Riêng ở mức độ 2, bỏng sẽ được phân thành 2 loại. Bạn có thể dựa trên độ sâu của vết bỏng để xác định mức độ bỏng.
- Bỏng bề mặt: Loại bỏng này được gây ra từ nước nóng hoặc đồ dùng nóng. Tổn thương sẽ xuất hiện ở lớp thứ nhất và lớp thứ 2 của da. Nếu bạn dùng tay ấn vào phần xung quanh của vết bỏng thì sẽ thấy trắng, sau đó thả ra sẽ có màu đỏ. Vết bỏng sẽ ẩm và bạn sẽ thấy đau cùng sự xuất hiện của các nốt phỏng rộng. Tình trạng này thường sẽ kéo dài ít nhất 2 ngày.
- Bỏng sâu: Vết bỏng được gây ra từ chính dầu mỡ, chất lỏng nóng. Tổn thương thường ảnh hưởng sâu đến các lớp da bên trong. Bạn sẽ thấy có những vùng trắng đỏ loang lỗ, không đau. Vết bỏng thường sẽ khô, nếu ẩm cũng chỉ ẩm nhẹ và có khả năng nhiễm trùng.
Bỏng cấp độ 3
Đây là tình trạng bỏng gặp phải nặng nhất. Bỏng tác động đến tất cả các lớp da. Thậm chí, bỏng có thể tác động đến cả lớp mỡ, cơ và xương. Tại khu vực bị bỏng, bạn sẽ thấy có các chấm hồng đen, khô, trắng xuất hiện.
Lớp da bỏng ở mức độ 3 bị hủy hoại toàn bộ nên bạn sẽ không thấy có bóng nước xuất hiện. Vùng da sẽ có những đốm đen do cháy sém. Và loại bỏng này sẽ để lại sẹo sau khi lành.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị bỏng
Ngay sau khi bị bỏng trẻ sẽ rất khó chịu và sẽ quấy khóc. Trước khi bôi thuốc trị bỏng cho trẻ sơ sinh bạn cần biết cách sơ cứu tại chỗ. Lúc này, bạn cần phải bình tĩnh để thực hiện các biện pháp xử lý vết bỏng cho trẻ. Trước mắt là giúp làm giảm các triệu chứng của bỏng, sau đó là giúp hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm trọng mà bỏng để lại.
Xử lý bỏng mức độ 1
Nếu trẻ nhà bạn thuộc cấp độ bỏng này, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Đưa trẻ ra khỏi khu vực có nhiệt độ cao.
- Cởi bỏ quần áo ở khu vực bị bỏng.
- Vệ sinh vết bỏng bằng nước mát. Nếu không có sẵn nước, bạn có thể sử dụng dung dịch nước mát. Trong trường hợp vết bỏng ở tay, thì bạn có thể cho tay vào thùng gạo. Gạo sẽ hút nước và làm dịu đi sự nóng rát của vết bỏng. Tránh sử dụng đá lạnh để chườm vào vết bỏng, bởi đá lạnh sẽ làm cho vết thương nghiêm trọng hơn.
- Bạn không được thoa dầu mỡ, bơ hoặc rắc bột gì vào khu vực vết thương để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Xử lý bỏng mức độ 2
Đối với trường hợp này, bạn thực hiên như sau:
- Đưa ngay trẻ sơ sinh đến bệnh viện
- Khi di chuyển để trẻ nằm xuống và kê vùng bị bỏng cao lên.
- Thực hiện các bước xử lý như cấp độ 1 và chườm mát khu vực bị bỏng cho đến khi có sự can thiệp của y tế.
Xử lý bỏng mức độ 3
Mức độ 3 là mức độ bỏng nặng nên bạn phải ngay lập tức di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý. Quá trình xử lý và khắc phục bạn nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những hệ lụy nghiêm trọng về sau.
>>>Xem thêm
- Đang sốt uống nước dừa được không
- Cắt bỏ 1 bên tinh hoàn có con được không
- Nội mạc tử cung bao nhiêu là bình thường
Thuốc trị bỏng cho trẻ sơ sinh
Để giúp trẻ giảm đi những khó chịu của vết bỏng, bạn có thể sử dụng nha đam thoa lên khu vực bị bỏng. Với tính chất kháng khuẩn và làm mát, vết bỏng sẽ nhẹ dịu hơn khi thoa nha đam.
Trong trường hợp vết bỏng có bọng nước bị vỡ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dạng mỡ như Neosporin, Bacitracin để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giảm đau.
Để vết bỏng nhanh lành nhất, bạn nên tăng cường bổ sung các loại vitamin như vitamin C, vitamin E. Đây chính là những vitamin giúp tăng cường đề kháng, kích thích cơ thể sản sinh tế bào mới để làm lành vết bỏng.
Bạn cũng cần chú ý khi chăm sóc vết bỏng. Tránh trường hợp để vết bỏng nhiễm trùng hoặc quá ẩm, ảnh hưởng đến quá trình vết thương lành lại.
Đặc biệt, chế độ ăn uống cũng là yếu tố bạn cần chú ý, tránh những thực phẩm tạo mủ, làm loét, lan rộng hoặc khiến vết bỏng bị lồi lên sau khi lành.
Mong rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn sẽ biết cách chăm sóc và xử lý vết bỏng tốt nhất cho trẻ. Riêng với thuốc trị bỏng cho trẻ sơ sinh, bạn cần lựa chọn các sản phẩm lành tính, an toàn và không gây kích ứng cho làn da của trẻ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.